Chế độ ăn uống là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Nhiều người vì theo đuổi một vóc dáng thon gọn mà ăn uống kiêng cử, khó khăn. Vậy sự thật có phải ăn ít là sẽ khỏe hay không? Cùng tìm hiểu qua sách nói Ăn ít để khỏe của tác giả Yoshinori Nagumo nhé!
Giới thiệu sách Ăn ít để khỏe
Ăn ít để khỏe là một sáng tác của bác sĩ người Nhật – Yoshinori Nagumo. Ông là bác sĩ chuyên ngành ung thư vú, đã từng đảm nhiệm vị trí trưởng khoa phẫu thuật đầu tiên của bệnh viện Tokyo Juikai.
Xuất phát điểm là một bác sĩ với chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm dày dặn, ông đã cho ra đời nhiều cuốn sách liên quan đến sức khỏe. Một trong số đó phải kể đến Ăn ít để khỏe. Sách nói Ăn ít để khỏe dường như đưa ra những kiến thức đi ngược lại với những điều mà con người vẫn thường làm từ xưa đến nay. Điển hình là việc ăn mỗi ngày một bữa để sống khỏe hơn. Sách gồm có 5 chương:
1: Vì sao không ăn lại tốt cho sức khỏe?
2: Chúng ta đều có thể thực hiện phương pháp “Mỗi ngày một bữa”
3: Cơ thể được cải thiện không ngờ nhờ phương pháp mỗi ngày một bữa
4: Cùng biến phương pháp ăn “Mỗi ngày một bữa” thành thói quen
5: Sống theo “tiếng gọi con tim”
Theo tác giả, việc ăn ít đã giúp ông trẻ lâu, tràn đầy sức sống, vóc dáng lại cân đối. Tuy nhiên, nghe đến ăn ít để tốt cho sức khỏe, nhiều người lại ra sức phản đối. Cũng có nhiều người vì hiểu sai phương pháp này mà tự làm hại cơ thể. Đọc tiếp phần 2 để hiểu rõ hơn về phương pháp ăn uống “kì lạ” này nhé!
Thực hư chuyện ăn ít để khỏe
Mấu chốt của tất cả
Trong sách nói Ăn ít để khỏe, tác giả đã dẫn ra rất nhiều con số để minh chứng và phân tích tác hại của việc ăn. Con người bình thường thì một ngày ăn 3 bữa chính, ngoài ra còn có các bữa phụ khác. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta ăn rất nhiều nhưng lượng dinh dưỡng có trong cơ thể lại không đủ. Điều đó dẫn đến thiếu hụt hoặc dư thừa nhiều loại chất. Đó là do ăn uống chưa có khoa học.
Cũng có thể, chúng ta ăn không phải vì đói mà ăn vì cảm thấy đã “đến giờ”. Khi chúng ta thực hiện một việc lặp đi lặp lại quá lâu, não bộ sẽ tự khắc ghi nhớ và chủ động phát tín hiệu. Do đó, chúng ta có thể nhầm tưởng giữa việc đói và thèm ăn hay cảm giác mình cần phải ăn ngay bây giờ.
Bác sĩ đã khuyên chúng ta không nên ăn khi không đói, không nên uống khi không khát. Ngoài ra, trà và cà phê chính là 2 thứ đang hành hạ dạ dày của con người mỗi ngày. Việc ăn uống thiếu cân nhắc hay theo lối mòn sẽ khiến tuổi thọ của bạn giảm sút, vóc dáng sẽ không được cân đối và cơ thể sẽ sớm bị lão hóa.
Ăn ít để sống khỏe
Sách nói Ăn ít để khỏe mang đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về vấn đề ăn uống của con người. Thực ra, việc chúng ta ăn bao nhiêu bữa không quan trọng, quan trọng là chúng ta ăn uống thông minh.
Chế độ ăn một bữa được nói đến là phương pháp ăn uống mang lại hiệu quả thần kỳ. Việc ăn mỗi ngày một bữa sẽ giúp chúng ta giảm mỡ nội tạng, giảm lượng thức ăn còn dư thừa trong cơ thể. Chế độ ăn này sẽ khiến con người có được vóc dáng quân đội, giảm nguy cơ béo phì, mỡ trong máy và trẻ lâu. Đây cũng là bí quyết để có một cuộc sống khỏe mạnh dù đã qua 70 tuổi của tác giả.
Tuy nhiên, để có thể ăn một ngày một bữa mà không gây mệt mỏi, stress, chúng ta cần đi theo lộ trình cụ thể. Phải cho cơ thể được thích nghi dần theo thời gian, bắt đầu bằng việc kiểm soát lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày. Và một bữa ăn đạt chuẩn thì cần quan tâm đến cả lượng và chất. Do đó, nếu ăn một bữa, khẩu phần ăn của bạn cần đủ các nhóm dinh dưỡng để duy trì năng lượng.
Lắng nghe cơ thể của bạn
Thực tế cho thấy, khi chúng ta không đẹp sẽ đồng nghĩa với việc không khỏe. Chúng ta không thể nào khỏe trong một cơ thể to lớn, nặng nề, nhiều mỡ. Chúng ta cũng không thể khỏe khi gương mặt tái nhợt, xanh xao. Càng không thể khỏe khi người ngày càng gầy gò, ốm yếu.
Những biểu hiện bên ngoài cơ thể của bạn chính là lời cầu cứu đến từ bên trong. Ngày nay, sức khỏe gia đình và tuổi thọ của con người ngày một suy giảm, nguyên nhân chính thường đến từ việc ăn uống. Việc ăn các loại thức ăn nhanh hay uống các loại nước ngọt đóng chai, trà sữa đã gây ra thảm họa mỡ máu và tiểu đường. Ăn ít để khỏe không đơn giản là cắt giảm khẩu phần ăn trong ngày mà còn là ăn ít đi các loại thức ăn “vô thưởng vô phạt” đó.
Tuy nhiên, việc ăn ít để sống khỏe hơn còn tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe của mỗi người. Chúng ta cũng không nên quá bắt ép cơ thể của mình, hãy để mọi thứ chậm rãi, nhẹ nhàng và tự nhiên nhất có thể.
Đến khi việc ăn một bữa đã trở thành thói quen sống hàng ngày, bạn sẽ tự khắc nhận thấy điều kì diệu của nó.
Những việc làm giúp ta khỏe hơn
Trong sách nói Ăn ít để khỏe, tác giả Yoshinori Nagumo còn đề cập đến rất nhiều phương pháp khác mà chúng ta có thể thực hiện để có được sức khỏe tốt hơn. Một trong số đó chính là ngủ sớm, dậy sớm. Giấc ngủ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh của con người. Cũng giống như cơ thể ăn uống, ngủ chính là thức ăn của não bộ. Đây là khoảng thời gian để não nghỉ ngơi, hồi sức. Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ bạn có thể nghe các loại nhạc thiền để ngủ và gia tăng chất lượng giấc ngủ của mình.
Việc ăn ít để khỏe hay ngủ sớm để khỏe sẽ mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Đây cũng chính là chìa khóa tư duy tích cực. Suy cho cùng, chúng ta làm những việc này cũng là để bản thân mình khỏe hơn, đẹp hơn, tích cực hơn.
Tóm lại
Sách nói Ăn ít để khỏe mang đến cho độc giả nhiều quan điểm tích cực và mới lạ về chuyện ăn uống. Ngoài ăn ít chúng ta cũng cần tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe của mình. Hãy yêu lấy cơ thể của bạn vì đó là một món quà tuyệt vời của tạo hóa.
Hi vọng sách nói Ăn ít để khỏe sẽ mang đến sự thay đổi tích cực trong tư duy ăn uống của bạn. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể lý thì việc nâng niu sức khỏe tinh thần cũng là điều hết sức quan trọng. Những podcast giúp bạn tự chữa lành của Voiz FM hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những phút giây thư giãn tuyệt vời.